Vụ Đông năm 2021đến thời điểm này bà con nông dân xã An Bình đã trồng được 206 ha cây hành. Cây hành là một cây trồng ưa lạnh có giá trị kinh tế cao, có phổ thích nghi rộng, lại có khung thời vụ xuống giống khá dài nên tạo điều kiện rất tốt cho bà con mở rộng diện tích trong những năm sau.
Hành củ sau trồng 25 – 40 ngày là giai đoạn cây hay bị nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh nhất, nên việc chăm sóc giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng, quyết định sự thành công sau này. Để giúp bà con chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây Hành trong giai đoạn này, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp xin hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật quan trọng sau đây:
TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRÊN CÂY HÀNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Bệnh thối trắng
Triệu chứng:- Vết bệnh mới xuất hiện là những khối u mịn màng. Cây bị bệnh xuất hiện lớp nấm trắng và có những hạt nhỏ màu đen. Bộ rễ bị phá hủy, rễ quăn queo và chuyển sang màu vàng hoặc nâu, củ bắt đầu ủng nước và thối. Cây bị bệnh lá mất mầu xanh chuyển sang màu vàng và chết.
Nguyên nhân, điều kiện phát sinh phát triển của bệnh
- Bệnh thối hạch do nấm Sclerotium cepivonum gây ra.
- Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây.
- Khi trời mưa lớn hoặc đất ẩm ướt và nhiệt độ đất từ 15 - 240C rất thích hợp cho nấm bệnh phát triển.
Biện pháp phòng trừ
- Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh để tiêu hủy sau khi thu hoạch.
- Không trồng hành những nơi kém thoát nước.
- Biện pháp hóa học: Khi bệnh phát sinh trên đồng ruộng cần phát hiện sớm và sử dụng hỗn hợp các loại thuốc sau: Vac xin + Bi ny vil 700WP + A mis tar Top 325 SC pha cho một bình 16 đến 18 lít nước, phun đều và ướt đẫm trên lá và thân.
2. Bệnh khô đầu lá (vàng lá)
Triệu chứng:- Trên lá hành non thường có những đốm trắng tròn, sau đó chuyển sang vàng nhạt. Bệnh thường gây hại ở chóp lá rồi lan dần xuống dưới gốc lá làm cho lá trở nên màu nâu xám và khô. Bệnh nặng làm các lá đều bị bệnh, bụi hành trở nên vàng, các chóp lá bị hư, phát triển kém làm giảm năng xuất hành rất đáng kể.
Nguyên nhân, điều kiện phát sinh phát triển của bệnh
- Bệnh do nấm Cer co s po ra du di ae gây ra.
- Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây nhất là giai đoạn cây hành được 25 đến 60 ngày tuổi (giai đoạn phân triển thân lá).
- Bệnh gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 260C đến 320C trời nắng nóng, độ ẩm không khí thấp bệnh phát sinh gây hại nặng.
Phòng trị bệnh:
- Thường xuyên thăm đồng, vệ sinh đồng ruộng.
- Bón phân cân đối và đầy đủ, tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục cho ruộng hành.
- Phun phân bón lá có các nguyên tố trung và vi lượng (Ca, Mg, Cu, Bo, Mn, Fe…) hoặc hàm lượng Lân cao YOPHOS (Siêu lân hạ phèn ) vào thời kỳ sau trồng 30 - 50 ngày giúp cây phát triển bộ rễ, cứng cây, hạn chế gẫy lá, tăng sức đề kháng chống chịu điều kiện bất lợi.
- Nếu thấy ruộng hành phát triển kém, đầu lá khô hoặc cong queo thì dùng 50-80g phân bón hữu cơ cao cấp DEN TA-USA pha cho 25 lít nước phun vào chiều mát sau khi tưới thúc 2 ngày sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng phân và hạn chế nấm Cer co s po ra du di ae gây bệnh.
– Phun thuốc hóa học có các hoạt chất sau: Chi to san ..1% W/W (JO LLE 1SL),hoặc Propineb (Atracol 70WP), hoặc Me ta la xyl-M +Man co zeb (SUNCOLEX 68WP).
Trước tình hình trên HTX DV NN đề nghị nhân dân thường xuyên kiểm tra, thăm đồng. Trong điều kiện ban ngày trời nắng nóng, độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ không khí ngày đêm chênh lệch cao, là điều kiện thuận lợi cho bệnh thối trắng, khô đầu lá phát sinh, phát triển và gây hại trên cây hành. Cần thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật canh tác và xử lý thuốc phòng chống bệnh kịp thời:
Tưới nước hợp lý để giảm độ ẩm trên ruộng . Khi bệnh mới xuất hiện lựa chọn các loại thuốc đặc trị để phòng trừ; để tăng cường sinh trưởng cho cây hành vụ đông, khắc phục sự mất cân đối dinh dưỡng, bà con có thể bổ sung các loại khoáng chất tinh khiết (như can xi, magie, kẽm, vi lượng) cho cây hành bằng cách phun lên lá với liều lượng như hướng dẫn.
HTX DV NN.