Thực hiện Quyết định số 123/QĐ- UBND ngày 25/11/2020 của UBND xã An Bình về việc thành lập Ban chỉ đạo diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2021 và triển khai kế hoạch số 78/KH- UBND ngày 25/11/2020 của UBND xã An Bình về việc diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2021. Để diệt chuột có hiệu quả, an toàn cho người, gia súc và bảo vệ môi trường chúng ta cần áp dụng đồng bộ các biện pháp; phải tiến hành đồng loại trên đồng ruộng và cả khu dân cư ngay từ đầu vụ & duy trì thường xuyên, liên tục có như vậy công tác diệt trừ chuột mới đạt hiệu quả cao. Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật diệt chuột cho nhân dân như sau:
I. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
1) Biện pháp canh tác:
- Gieo cấy đúng thời vụ (cắt nguồn thức ăn trên đồng ruộng);
- Sau khi thu hoạch dọn sạch tàn dư cây trồng, phát quang bờ, bụi cây trên gò đống...;
- Lấp vít các lỗ hang, dọn sạch đống rơm, rạ và cỏ dại nhằm hạn chế nơi chú ngụ & sinh sản của chuột.
2) Biện pháp thủ công:
- Đào hang, đổ nước, hun khói hoặc lấp chặt hang để diệt chuột. Đây là biện pháp đơn giản dễ làm, có thể huy động được nhiều người cùng tham gia, ít ảnh hưởng đến môi trường..;
- Săn bắt chuột kết hợp dùng đèn soi về ban đêm;
* Ưu điểm của biện pháp này áp dụng có hiệu quả cao trong thời gian đổ ải do chuột co cụm trên bờ, gò đống.
- Dùng các loại bẫy cơ học vật lý như: Bẫy sập hình bán nguyệt, bẫy lồng, bẫy dính và bẫy cây trồng...
* Ưu điểm của biện pháp này là: có thể sử dụng được quanh năm, không gây ô nhiễm môi trường, ít nguy hiểm cho người và vật nuôi, kinh phí đầu tư ban đầu không lớn.
3) Biện pháp sinh học:
- Sử dụng Mèo, Rắn, Chim cú...trong điều kiện tự nhiên làm thiên địch diệt chuột;
- Sử dụng thuốc vi sinh để diệt chuột như: Bả diệt chuột sinh học..;
* Đây là biện pháp rất quan trọng giúp cho chúng ta điều hòa được cân bằng sinh thái trong tự nhiên do đó cần khuyến khích việc nhân nuôi mèo trong khu dân cư.
4) Biện pháp hóa học
Cho đến nay biện pháp hóa học vẫn được sử dụng rộng rãi để làm giảm tức thì mật độ chuột trên đồng ruộng cũng như vào các thời điểm quan trọng.
* Kỹ thuật sử dụng thuốc diệt chuột: ANTImice 3DP
Là thuốc trừ chuột nhóm chống đông máu thế hệ mới gây xuất huyết nội tạng.
- Liều lượng: Đảo trộn đều thuốc với mồi theo tỷ lệ 10g thuốc trộn đều với 300g mồi (thóc luộc, lúa mộng, gạo, tôm, cua,..) để làm bả mồi. Mỗi bả đặt 20 - 50g bả mồi mỗi điểm, cứ 3-5m đặt 1 bả. đặt bả nơi khô ráo, trên đường đi của chuột.;
II. Kỹ thuật sử dụng thuốc diệt chuột: Gimlet 800SP
Thuốc Gimlet 800SP (hoạt chất Diphacinone ) là thuốc diệt chuột thuộc nhóm chống đông máu, thế hệ mới. Thuốc không mùi vị và không gây co giật, nên chuột không có hiện tượng ngán bả, khi chuột ăn phải thuốc, chuột sẽ ngừng cắn phá và bị xuất huyết đường ruột, chảy máu mắt, chết sau khi ăn thuốc từ 2 đến 4 ngày, chuột thường vào hang và chết trong hang nên ít gây ô nhiễm môi trường.
1. Cách làm mồi (bả):
- Chọn nguyên liệu làm mồi: Mồi là những loại thức ăn mà chuột ưa thích như: Thóc, ngô ủ nảy mầm, hoặc cua, ốc, củ, quả … Thông thường thì sử dụng thóc luộc nứt ne, thóc mọc mầm.
+ Làm mồi bằng thóc luộc: Ngâm, ủ thóc cho nảy mầm khi mầm dài từ 0,3 – 0,5cm trước khi trộn thuốc nên sấp nước mấm sau đó để ráo nước rồi tiến hành trộn mồi có thể ủ mồi thêm qua đêm để thuốc ngấm sâu vào mầm thóc (có thể thêm chút dầu ăn hoặc dầu cá cho thơm hấp dẫn chuột). Liều lượng trộn mầm thóc – thuốc theo tỷ lệ: 30-40kg mầm thóc + 100g thuốc chuột Gimlet 800SP.
2. Cách sử dụng mồi (bả):
- Lượng dùng: Sử dụng 100-150g mồi bả đặt cho 1 sào (lượng bả phụ thuộc vào mật độ chuột). Mỗi bả đặt 25-50g mồi. Khoảng cách mỗi bả là 5-7m
- Đặt bả nơi chuột thường xuyên đi lại như: Ria bờ, ria tường, lối đi, góc tối, cửa hang …
3. Thời gian đặt mồi (bả): Vào chiều tối, sáng kiểm tra bả; nếu hết bả chiều tối hôm sau đặt bả bổ sung.
Lưu ý : Do đang là mùa mưa nên thời tiết thường có mưa đột ngột nên khi đặt bả xong bà con nông dân phải phủ 1lớp chấu mỏng lên trên để đảm bảo thuốc không bị nước mưa rửa trôi.
HTX DV NN.