Tuần qua do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu kết hợp với gió đông nam ẩm trên địa bàn xã trời liên tục có mưa nhỏ, mưa phùn nhiệt độ trung bình 22-26oC, ẩm độ không khí cao 90 – 100% đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ nay đến cuối tháng 3, các tỉnh Miền Bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh yếu, do đó trạng thái thời tiết mưa nhỏ, mưa phùn sẽ còn kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn phát sinh, phát triển và gây hại.
TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 10 NGÀY QUA
1. Chuột hại; Chuột hại rải rác các khu đồng: Tỷ lệ hại trung bình 2% dảnh, nơi cao 5% dảnh. Thấp hơn cùng kỳ năm trước.…
2. Bệnh đạo ôn lá; Bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại rải rác trên giống nhiễm (BC15, Q5, Nếp, TBR 225). Tỷ lệ hại trung bình 3% lá, nơi cao 5% lá.
Ngoài ra trên lúa còn có các đối tượng khác như Bọ xít đen, rệp xanh, bọ trĩ, ruồi vàng, muỗi lăn hại nhẹ rải rác...
DỰ BÁO DỊCH HẠI 10 NGÀY TỚI
1. Chuột; Tiếp tục gây hại trên các khu ruộng gần gò đống, mương máng, gần khu bãi rác, khu chuyển đổi, quanh khu vực nghĩa địa, trên trà lúa cấy sớm đang đẻ nhánh rộ.
2. Bệnh đạo ôn lá; Nhiệt độ không khí 20 - 250C và ẩm độ trên 90% thích hợp cho bào tử nấm hình thành và nảy mầm. Trong điều kiện thời tiết trời âm u, đêm và sáng có sương hoặc có mưa phùn, mưa nhỏ là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển và lây lan bệnh gây hại trên các giống nhiễm như BC15, Nếp DT22, Q5, TBR 225…, lúa đang đẻ nhánh rộ, gieo cấy dầy, bón phân không cân đối, thừa đạm.
Ngoài ra trên lúa còn có các đối tượng khác như: Sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, ruồi vàng, bọ xít đen, bệnh khô vằn ... hại nhẹ rải rác.
TRƯỚC TÌNH HÌNH TRÊN HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP
ĐỀ NGHỊ
Phát động nhân dân tích cực thăm đồng chú ý các đối tượng sau:
1. Chuột hại: Tiếp tục thực hiện kế hoạch số 284/KH- UBND ngày 05/12/2020 của UBND xã về việc diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2021.
Giai đoạn này lúa đang đẻ nhánh diệt chuột cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục, với sự tham gia của nhiều người, bằng nhiều biện pháp. Biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là. Biện pháp thủ công
- Đặt bẫy: Dùng các loại bẫy như bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy ống tre, bẫy lật, ruộng bẫy cây trồng (ruộng rào lưới nylon kết hợp đặt bẫy hom)…để bắt chuột.
- Đào bắt: Nên tổ chức ở đầu vụ sản xuất. Tìm kiếm các hang ổ của chuột để đào, kết hợp với đổ nước vào hang, hun khói, dùng lưới, hom giỏ hoặc dùng chó để bắt chuột. Lưu ý tránh làm sạt lở công trình thủy lợi, đê, kè, cống…
Biện pháp sinh học: - Bảo vệ và cấm săn bắt các động vật là thiên địch của chuột như trăn, rắn, chim cú mèo, chim cú lợn…
- Khuyến khích nuôi mèo, chó săn để phát hiện hang chuột và diệt chuột.
2. Bệnh đạo ôn lá: Thông thường vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh hoặc mờ vết dầu, sau chuyển sang màu xám nhạt, Bệnh nặng các vết bệnh to, hình thoi, dày, màu nâu nhạt, có khi có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu nâu xám.. Trên giống nhiễm như (Nếp, Q5 , BC15, TBR 225) các vết bệnh rất to có thể dài đến 1,5 cm thường liên kết với nhau tạo thành mảng cháy khô trên lá.
Biện pháp phòng trị; Cần áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM:
- Bón phân cân đối N-P-K, không bón thừa phân đạm: Nên bón phân đạm theo nhu cầu cây lúa, áp dụng bảng so màu lá lúa LCC.
- Giữ mực nước đầy đủ thường xuyên trên mặt ruộng tùy theo nhu cầu nước theo từng giai đọan của cây lúa, tránh để ruộng khô nước khi bệnh đạo ôn lá xảy ra.
- Biện pháp hóa học: Khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng cần tiến hành phun thuốc trừ sớm và nhanh. Điều chỉnh bét phun cho hạt thuốc thật mịn, đủ lượng nước 2 bình/sào với nồng độ theo khuyến cáo ở bao bì. Các loại thuốc thông dụng hiện nay để phòng bệnh đạo ôn lá: Fi li a 525SE, Roc ksai 425WP, KASAI-S 92SC, Fu a my 40EC hoặc Di fu san 40EC.
Chú ý: ruộng nào bị bệnh khô vằn, bọ trĩ gây hại thì kết hợp thuốc để phun.
HTX DV NN.