Thưa
quý vị và các bạn,
Trong
năm Covid thứ hai, một số nước trên thế giới đang phục hồi từ suy thoái do đại
dịch gây ra, trong khi những quốc gia khác vẫn đang phải vật lộn trong cuộc
chiến chống vi-rút Corona bởi việc tiếp cận vắc-xin đối với họ vẫn là một hiện
thực xa vời và chết chóc.
Đại
dịch đã làm tê liệt hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong lĩnh vực sức
khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới cho
thấy kế hoạch hóa gia đình là một trong những dịch vụ y tế bị gián đoạn với quy
mô lớn nhất trên toàn thế giới. Theo một nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên hợp
quốc thực hiện vào hồi tháng 3/2021, ước tính 12 triệu phụ nữ đã gặp gián đoạn
trong tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Một mặt, những người có khả năng
tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục trì hoãn việc
sinh con trong thời điểm bất ổn về tài chính và khủng hoảng. Mặt khác, gián
đoạn trong việc cung cấp các phương tiện tránh thai cùng với lệnh phong tỏa sẽ
làm gia tăng mạnh mẽ số ca mang thai ngoài ý muốn của nhóm dân số dễ bị tổn
thương nhất. Một đánh giá y tế phát hiện sự gia tăng về tỷ lệ tử vong mẹ và tỷ
lệ thai chết lưu từ khi đại dịch nổ ra, tỷ lệ này chênh lệch đáng kể giữa các
quốc gia giàu và nghèo.
Đại
dịch cũng đã làm lộ rõ và trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng giới. Cụ thể,
bạo lực giới tăng cao trong giai đoạn phong tỏa; nguy cơ diễn ra nạn tảo hôn và
hủ tục cắt bỏ âm vật của phụ nữ cũng tăng theo do các chương trình xóa bỏ những
thực hành có hại bị gián đoạn. Một số lượng lớn phụ nữ đã phải rời bỏ lực lượng
lao động vì những công việc trả lương thấp mà họ thường làm đã bị cắt giảm, kèm
theo sự gia tăng trách nhiệm chăm sóc con cái khi trẻ em phải học tập từ xa
cũng như chăm sóc người cao tuổi mất khả năng đi lại. Hiện thực này gây bất ổn
tình hình tài chính của phụ nữ, không chỉ trong hiện tại mà còn trong dài
hạn.
Trong
đại dịch, những gián đoạn trong cung cấp dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản
lại càng trở nên trầm trọng hơn khi các dịch vụ này bị coi là không thiết yếu.
Có những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng đại dịch có thể bị lợi dụng như một cái
cớ để hạn chế hoặc từ chối tạo điều kiện cho việc ra quyết định, quyền tự chủ,
tự do đi lại, hoặc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái.
Tại
xã An Bình, công tác Dân số KHHGĐ luôn
nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, UBMTTQ; cùng với sự tích cực, nhiệt
tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ xã tới cơ sở thôn, kết quả công
tác dân số năm 2020 đã đạt được như sau:
- Số
người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 911 người, đạt 66%
- Tỷ
lệ người chưa thành niên có thai ngoài ý muốn giảm 10% so với năm 2019. Đạt chỉ
tiêu kế hoạch.
- Tỷ
lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 77,4% tăng 4,8 % so với năm
2019, vượt chỉ tiêu kế hoạch 110,5% (giao 70%)
- Tỷ
lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 38,5% tăng 15,3% so với năm 2019 (chỉ tiêu
giao 45%; đạt 85,5% chỉ tiêu kế hoạch).
- Tỷ
số giới tính khi sinh: 63bé trai/57 bé gái
- Tỷ
lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm là 64,8%.
Hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7
năm 2021 và hướng tới thực hiện thành công Kế hoạch hành
động giai đoạn 2020-2025 thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 của
Ủy ban nhân dân huyện Nam Sách (Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 22/12/2020), các
cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã
hội cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên
truyền về Dân số và Phát triển; đảm
bảo việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình
cho phụ nữ, trẻ em gái, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 đang diễn ra hiện nay;
tuyên truyền tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân, giảm tình trạng mang thai
ngoài ý muốn và phá thai ở tuổi Vị thành niên/thanh niên; tăng cường truyền thông về giới và bình đẳng
giới, phòng chống bạo lực gia đình, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh,
chăm sóc và phát huy vai trò của người
cao tuổi, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Vì lợi ích và hạnh phúc của mỗi gia đình, cộng đồng và
xã hội, chúng ta thực hiện tốt khẩu hiệu sau:
-
Không mang thai ở tuổi vị thành niên vì sức khỏe, hạnh phúc và tương lai của
bạn.
- Nam
giới có trách nhiệm chia sẻ với nữ giới trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia
đình và nuôi dạy con cái.
- Thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần
giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
-
Quan tâm, chăm sóc và phát huy vai trò, vị thế của người cao tuổi - Chủ động
thích ứng với già hóa dân số.
BBT.